XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN CÓ TỐN KÉM KHÔNG?

Gần đây, nhiều người hỏi tôi các câu hỏi như:

-          (1) Xây dựng hệ thống giáo dục trực tuyến có tốn kém không?

-          (2) Tính bảo mật các bài giảng trong hệ thống giáo dục trực tuyến có an toàn không?

-          (3) Việc thanh toán trong hệ thống giáo dục trực tuyến có thuận lợi không?

Trong 3 câu hỏi thì 2 câu hỏi sau thiên về các hệ thống cho thương mại, là hình thức kinh doanh nội dung giáo dục trực tuyến theo cách ghi hình và kèm theo các chức năng giá trị gia tăng.

Với câu hỏi (1), hệ thống giáo dục trực tuyến ra đời nhờ sức mạnh của công nghệ và mong muốn truyền tải tri thức chính xác nhất, đầy đủ nhất và độ phủ rộng tới nhiều địa điểm khác nhau. Việc xây dựng hệ thống giáo dục trực tuyến cần:

1-      Hệ thống LMS: Tùy thuộc vào hệ thống dành cho khối trường học; Tổ chức đào tạo nội bộ; hay Thương mại giá thành của hệ thống có những cấp bậc khác nhau. Hiện tại ở Việt Nam giá thành hệ thống giáo dục trực tuyến đóng (không cung cấp mã nguồn) giao động từ 100 triệu tới 900 triệu. Còn với các hệ thống cung cấp mã nguồn có những nơi lên đến 2 tỷ hoặc hơn. So sánh với các hệ thống dành cho tập khách hàng lớn và hàng trăm tính năng mà giáo dục trực tuyến mang lại thì con số đó chắc chắn đang là một con số hấp dẫn.

2-      Nội dung bài giảng: Nội dung bài giảng phong phú, về nội dung bài giảng có thể tự xây dựng hoặc sử dụng phòng quay chuyên dụng để dàn dựng. Tùy thuộc vào mức độ xử lý và tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng bài giảng, nếu sử dụng dịch vụ ngoài thì mỗi bài giảng hiện nay giao động từ 5 triệu đến 98 triệu. Còn tất nhiên khi chúng ta tự xây dựng thì con số đó bằng 0.

3-      Đội ngũ vận hành: Để vận hành hệ thống chung ta cần có một nhóm kỹ thuật; một nhóm xây dựng nội dung; một nhóm làm về chăm sóc khách hàng và giải đáp thắc mắc. Tùy thuộc vào phạm vi nội dung, song đội ngũ vận hành phải tối thiểu từ 3 nhân viên trở đi.

Câu 2, mỗi một hệ thống giáo dục trực tuyến đã tích hợp nhiều phương pháp bảo vệ cho hệ thống. Đối với video bài giảng, một số hệ thống LMS sử dụng cơ chế (1) cắt thành nhiều đoạn bài giảng khác nhau; (2) cắt khung hình hiển thị video; (3) tách âm và hình thành các file riêng biệt; (4) xây dựng trình chạy video riêng … và tất nhiên hệ thống có kèm các cơ chế mã hóa đường link. Các phương pháp như thế đã hạn chế tối đa tình trạng sao chép dữ liệu. Song để đảm bảo video không bị ghi lại là điều rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể.

Câu 3: Hiện nay việc thanh toán điện tử thuận lợi hơn bao giờ hết. Các hệ thống Thương mại điện tử đều tích hợp hầu hết các phương thức thanh toán:

1-      Nạp tiền trực tiếp

2-      Nạp tiền qua các ngân hàng

3-      Nạp tiền qua thẻ cào của các công ty

4-      Nạp tiền qua sms banking; internet banking.

5-      Nộp tiền bằng Mobile

6-      Nộp tiền qua hơn 20 hệ thống thanh toán điện tử thông dụng: mobivi, nganluong, payoo….

7-      Và một số hình thức khác

Như vậy chúng ta hoàn toàn yên tâm và dễ dàng trong việc thanh toán trong các hệ thống giáo dục trực tuyến.

Các bạn nào cần chia sẻ thêm về giáo dục trực tuyến có thể gửi email vào nguyentrihien@gmail.com.

03/10/2011

Nguyễn Trí Hiển,

nguyentrihien@gmail.com
Designed by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates