Sở hữu hệ thống giáo dục trực tuyến, chi phí một hệ thống eLearning tại Việt Nam

Có trong tay một Website eLearning phục phụ cho việc đào tạo trực tuyến là mối quan tâm của nhiều thầy cô giáo cũng như các tổ chức đào tạo. Giáo dục đang dần dần chuyển biến một phần sang Giáo dục số nhờ sức mạnh và sự tiện lợi của nó. Hiện nay tốc độ phát triển thị trường eLearning tại Việt Nam rất ấn tượng, nằm trong Top đầu thế giới, tăng trưởng hơn 40% hàng năm.
Song để có một Website eLearning như vậy là điều không dễ dàng, một phần nằm ở việc hiểu nhu cầu của chính mình, một phần với các hệ thống eLearning lớn thì giá quá cao, hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng.


Sau đây xin chia sẻ các cách thức để có một hệ thống Giáo dục trực tuyến theo khả năng của mình (xem các chức năng hệ thống eLearning cơ bản).

1. Hình thức mua lại
Ở Việt Nam hiện tại có khoảng 6 đơn vị chuyên sâu về hệ thống eLearning (LMS) và có khoảng trên dưới 10 đơn vị phân phối lại các hệ thống LMS. Tốt nhất chúng ta nên lựa chọn các hệ thống của đơn vị chuyên sâu. Chúng ta cần xem xét dựa trên sức mạnh của hệ thống LMS, lịch sử của công ty, các sản phẩm họ đã đưa ra thị trường ...
Với hình thức mua lại, các hệ thống LMS đang có giá giao động ở 3 mức:
  • Mức thấp: 150-250 triệu
  • Mức trung bình: 300-500 triệu
  • Mức cao: 600 triệu trở lên
Với hình thức này, chúng ta có thể sở hữu ngay một hệ thống LMS, được hỗ trợ những kinh nghiệm triển khai từ đơn vị cung cấp.
Nguồn gốc LMS có thể từ Viẹt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ ... có những sản phẩm tùy biến từ Moodle!

2. Hình thức thuê bao
Ở nước ngoài, có khá nhiều đơn vị làm điều này, còn ở Việt Nam cũng có một vài đơn vị song chưa hoàn toàn đẩy mạnh. (nếu quan tâm liên hệ tại đây)
Mức giá thuê bao đang được tính dựa trên thời gian và số lượng học viên.
Ví dụ: với 1000 user trong 1 năm, giá vào khoảng 100-150 triệu đồng.
Tham khảo các Website dạng SaaS dành cho LMS ở phần tham khảo của bài!

3. Hình thức cùng đầu tư
Nếu đã sở hữu trong tay một lượng khách hàng, song tài chính không nhiều, điều chúng ta làm là có thể thuyết phục các đơn vị cung cấp LMS cùng đầu tư vào hệ thống. Họ sẽ góp vốn bằng chính hệ thống công nghệ Giáo dục trực tuyến, và kinh nghiệm của họ. Nếu các bạn quan tâm hình thức này có thể liên hệ Giáo dục trực tuyến.

4. Tự phân tích thiết kế, lập trình
Đây là hình thức có thể sở hữu hoàn toàn và chủ động về hệ thống Giáo dục trực tuyến. Song có thể gặp những trở ngại như sau:
+ Khả năng phân tích bài toán tổng thể cho eLearning
+ Lượng nhân sự xây dựng hệ thống, thường từ 3 người trở lên
+ Thời gian xây dựng và test thị trường, trung bình khoảng 6 tháng
+ Khả năng kiểm soát các luồng tương tác hệ thống, kiểm soát lượng truy cập đồng thời ...
+ Chi phí xây dựng thường cao, và tốn kém vì cần duy trì kỹ thuật ở mức tối thiểu.
Thông thường tùy độ phức tạp của yêu cầu eLearning, chi phí dao động khoảng 250 triệu - 600 triệu.

5. Đơn giản chỉ tạo bản Demo cho thị trường
Nếu với nhu cầu rất đơn giản để Test, Giới thiệu thị trường sẽ có những cách đơn giản hơn ví dụ sử dụng Wordpress thậm chí là Blogger. (Có thể tìm hiểu thêm tại: here )
Với hình thức này, chi phí để xây dựng có thể giảm tối thiểu từ miễn phí tới 5->30 triệu.

Khi sở hữu hệ thống eLearning, chúng ta cũng cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống eLearning cũng như các vấn đề quản lý hệ thống hiệu quả để đảm bảo tối ưu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Tất cả các nội dung đó thường xuyên cập nhật và có thể theo dõi trên www.nguyentrihien.com

Nguyễn Trí Hiển
www.nguyentrihien.com
2015
bài giảng elearning, bài giảng điện tử, hệ thống elearning, hệ thống giáo dục trực tuyến, đào tạo online, công nghệ giáo dục

Tham khảo:
  • http://blog.capterra.com/learning-management-software-costs/
  • https://www.docebo.com/lms-elearning-platform-docebo-prices/
  • http://www.inquisiqr4.com/pricing/saas-pricing/
  • http://www.accordlms.com/affordable/accord-lms-pricing
  • http://www.litmos.com/litmos-pricing/
  • ...

Designed by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates