Những chú ý để tránh thất bại khi tham gia vào giáo dục trực tuyến

Năm 2014, chứng kiến sự bùng nổ về số lượng các trang giáo dục trực tuyến. Song phần lớn các doanh nghiệp trên thi trường gặp khó khăn trong bài toán về tài chính.



Một trong những nguyên nhân chính cho sự thất bại của giáo dục trực tuyến là tâm thái về giáo dục trực tuyến. Các dự án giáo dục trực tuyến thường vẫn đi theo tư duy lối mòn. Sau đây là một số xuất phát điểm phổ biến về dự án giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.

+ Xuất phát từ công nghệ
Dự án bắt nguồn từ các thành viên là lập trình viên, trong quá trình tìm hiểu các sản phẩm hoặc làm các đề tài khoa học, luận văn ... họ được biết đến giáo dục trực tuyến. Từ đó xây dựng nên các hệ thống quản lý học tập và phát triển các LMS. Tiến tới kinh doanh các dự án giáo dục tuyến.

+ Xuất phát từ giáo dục Offline
Nhiều đơn vị kinh doanh giáo dục trường, lớp thành công. Họ được biết đến giáo dục trực tuyến qua các hội thảo hoặc tìm hiểu về kinh doanh giáo dục. Trên thế giới giáo dục trực tuyến là sự phát triển tất yếu. Dựa vào đó xây dựng các dự án giáo dục trực tuyến và kinh doanh.

+ Đi theo xu hướng
Nhiều cá nhân nhận thấy tiềm năng của thị trường giáo dục nói chung và giáo dục trực tuyến nói riêng. Quan sát thấy lượng dự án về giáo dục trực tuyến phát triển mạnh mẽ và họ bắt đầu xây dựng các dự án của riêng mình.

Kết quả là nhiều dự án không gặt hái được quả ngọt. Chúng ta cần chú ý các điểm sau trước khi băt tay vào xây dựng dự án Giáo dục trực tuyến của mình.

1.Không xác định sản phẩm mình cụ thể
Dự án xây dựng một sản phẩm chung chung, giống với đại đa số các sản phẩm có mặt trên thị trường. Không tạo ra điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh.

2.Không xác định đối tượng khách hàng của mình
Chưa nhìn rõ về khách hàng của mình là ai? Mình phục vụ ai?

3.Không đo lường cụ thể về quy mô thị trường, độ sẵn sàng chi trả
Độ lớn thị trường như thế nào? Liệu độ chi trả trên mỗi thành viên và độ lớn thị trường có đảm bảo việc dự án có lãi hay không? Nhiều dự án được đầu tư bài bản, tập trung trí tuệ cao song lượng người mua ít và gặp thất bại.

4. Không có các giải pháp triển khai bán hàng
Các hướng bán hàng không rõ ràng, làm thế nào để tiếp cận tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Làm sao cạnh tranh được với đối thủ.

5. Không có các kênh marketing hợp lý.
Yếu trong vấn đề đưa ra các chiến lược, giải pháp để tiếp cận tới đối tượng khách hàng đích của dự án.

www.nguyentrihien.com
Hà Nội, tháng 04/2015
Designed by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates