Bảo vệ người tiêu dùng, quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng nên biết khi phát hiện sản phẩm không đúng chất lượng.

Hiện nay, nhiều người dùng lo lắng nếu phát hiện lỗi sản phẩm từ "nhà sản xuất", liệu quyền lợi của người tiêu dùng có được bảo vệ, họ có thể làm gì, cần làm gì để giành quyền lợi cho mình?

Các bước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi phát hiện quyền lợi bị vi phạm, sản phẩm nhà cung cấp không đúng chất lượng như công bố.


Người tiêu dùng trung thực, hoàn toàn được pháp luật bảo vệ. Xem luật bảo vệ người tiêu dùng:

Thế nào là hàng hóa có khuyết tật:
Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng

Người tiêu dùng có những quyền gì: Điều 8, luật bảo vệ người tiêu dùng quy định.
  • 1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
  • 2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
  • 3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • 4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • 5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • 6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
  • 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • 8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.


Các địa chỉ cần quan tâm:
TRƯỜNG HỢP "CON RUỒI" TÂN HIỆP PHÁT



Cùng xem qua các luồng dư luận để đưa ra nhận định riêng của mình:
Nếu người dùng tỉnh táo, hoàn toàn có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mình.

Nguyễn Trí Hiển
www.nguyentrihien.com
2015




Designed by OddThemes | Distributed by Gooyaabi Templates